Trang chủ » Kiến thức nha khoa » Về Implant » Có nên phục hồi răng đã mất bằng cách làm cầu răng sứ không?

Có nên phục hồi răng đã mất bằng cách làm cầu răng sứ không?

Làm cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng mất nhanh chóng và hiệu quả. Với những người muốn giải quyết tình trạng răng mất ngay, không tốn nhiều thời gian thì làm cầu răng là một lựa chọn không tồi. Vậy phương pháp này là gì, có tốt không?

Cầu răng sứ là gì? Những trường hợp nào có thể làm cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp phục hồi một hoặc nhiều răng mất bằng cách sử dụng răng sứ nhân tạo. Phương pháp này được thực hiện bằng cách mài 2 răng thật ở 2 đầu cạnh vị trí răng mất để làm trụ cho cầu răng. Cầu răng sẽ trải dài trên vùng răng mất và được dính vào giữa 2 răng kế bên cạnh. Phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết các vị trí mất răng, mất nhiều răng với điều kiện răng ở 2 bên răng mất vẫn còn khỏe mạnh.

Hiện nay, vật liệu làm cầu răng có 2 loại:

Vật liệu kim loại

Cầu răng kim loại sử dụng toàn bộ răng sứ bằng kim loại. Loại cầu răng này có ưu điểm là chi phí tiết kiệm do răng sứ kim loại có giá thành thấp. Cầu răng kim loại giúp phục hình răng mất cố định và chắc chắn. Tuy nhiên, loại cầu này chỉ phù hợp với răng hàm nằm sâu bên trong do răng sứ kim loại không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, với răng cửa thì không nên sử dụng loại sứ này. 

Cầu răng sứ
Ảnh minh họa phương pháp làm cầu răng sứ

Vật liệu sứ

Khác với cầu răng kim loại thì cầu răng toàn sứ sử dụng răng toàn sứ. Vì thế, cầu răng toàn sứ có độ thẩm mỹ cao hơn, lành tính hơn. Tuy nhiên, do có nhiều ưu điểm hơn nên cầu răng toàn sứ sẽ có chi phí thực hiện cao hơn so với cầu răng kim loại.

* Cầu răng có thể áp dụng trong một số trường hợp dưới đây:

– Người mất 1 – 3 răng liền kề hoặc một vài răng mất xen kẽ. 

– Người bị mất răng và các răng bên cạnh vẫn còn chắc khỏe.

Cầu răng sứ có mấy loại?

Hiện nay có 3 loại cầu răng phổ biến:

Cầu răng truyền thống: Đây là loại cầu răng được lựa chọn nhiều nhất trong số các loại cầu răng. Cầu răng truyền thống được hỗ trợ bởi mão sứ ở 2 đầu khoảng mất răng, răng sứ giả ở giữa thay thế cho răng mất. Phương pháp này thực hiện bằng cách mài 2 răng ở 2 đầu, sau đó gắn cố định cầu răng lên trên.

Cầu răng sứ có cánh dán: Loại này thường được áp dụng cho vùng răng trước. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì cấu tạo của nó được tạo thành bởi răng giả và một dải kim loại có hình giống như cánh dán. Phần cánh dán sẽ được cố định vào các răng trụ năm ở 2 đầu bằng xi măng nha khoa, ở giữa là răng giả. Với loại này thì răng trụ phải thật khỏe mạnh. 

Cầu răng sứ nhảy: Loại này sẽ thích hợp cho vùng răng cửa và răng cửa bên vì những vị trí này không cần phải dùng lực nhai nhiều. Cầu răng nhảy cũng tương tự như răng sứ truyền thống nhưng thay vì trụ răng ở 2 bên thì loại này trụ răng sẽ nằm ở 1 bên. 

Trồng răng Implant
Phương pháp làm cầu răng sứ và trồng răng Implant cái nào tốt hơn?

So sánh phương pháp làm cầu răng sứ và trồng răng Implant

Phương pháp làm cầu răng sứ được biết đến khi phương pháp hàm răng giả tháo lắp bộc lộ nhiều điểm hạn chế trong quá trình sử dụng. Ở phần này chúng ta cùng nhau làm rõ những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp làm răng Implant và làm cầu răng sứ để xem phương pháp nào hiệu quả hơn.

Cấy ghép răng Implant Làm cầu răng sứ 
Ưu điểm 
  • Răng chắc chắn, hỗ trợ ăn nhai như răng thật 
  • Khắc phục tình trạng tiêu xương khi mất răng
  • Tính thẩm mỹ cao, răng Implant trông như răng thật
  • Không ảnh hưởng đến các răng liền kề
  • Tuổi thọ cao, thậm chí trọn đời
  • Chi phí rẻ hơn so với phương pháp gắn Implant
  • Thời gian phục hình răng ngắn hơn 
  • Tính thẩm mỹ được đảm bảo 
Nhược điểm
  • Chi phí cao hơn so với dịch làm cầu răng sứ
  • Phải mài răng bên cạnh để làm cầu dẫn đến tình trạng răng yếu, dễ gãy rụng
  • Tuổi thọ thấp 5-7 năm 
  • Không khắc phục được tình trạng tiêu xương sau khi mất răng

Quy trình làm cầu răng sứ hiện nay

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Khách hàng đến làm cầu răng sẽ được bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát. Sau đó sẽ được chụp phim X quang răng để bác sĩ đánh giá xem có phù hợp để làm cầu răng không. 

Sau khi kiểm tra xong, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra tình trạng viêm nhiễm trong quá trình thực hiện.

Bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng răng cho khách hàng

Bước 2: Gây tê và tạo nhám cùi răng

Để giảm đau đớn và quá trình thực hiện diễn ra suôn sẻ hơn thì bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng răng cần điều trị trước khi mài cùi răng. Mài cùi răng là thao tác bắt buộc phải thực hiện khi làm cầu răng. 

Bước 3: Lấy dấu hàm và lắp răng tạm

Bác sĩ tiến hành lấy dấu hàm của bệnh nhân để có dữ liệu làm cầu răng sứ. Sau khi mài cùi 2 răng bên cạnh, bác sĩ sẽ gắn mão răng sứ tạm để đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai cho khách hàng trong thời gian chờ thiết kế mão răng chính thức. 

Bước 4: Gắn cầu răng

Cầu răng sau khi chế tác xong sẽ được gắn vào cùi răng. Các bác sĩ sẽ gắn răng tỉ mỉ và cẩn thận giúp cầu răng sát khít với nhau và với răng thật đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ tốt nhất. 

Bước 5: Kiểm tra, hướng dẫn vệ sinh răng và hẹn tái khám 

Sau khi gắn xong, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa đảm bảo không có sai sót nào và hướng dẫn khách hàng cách vệ sinh răng miệng tại nhà. Đồng thời, hẹn lịch tái khám để kiểm tra tình trạng răng để có thể kịp thời xử lý các tình huống phát sinh có thể xảy ra.

Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình răng đòi hỏi cao về tay nghề bác sĩ và không phải ai cũng có thể làm cầu răng. Chính vì thế, nếu bạn muốn biết chắc chắn mình có thể trồng răng bằng cách này không thì tốt nhất hãy đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Liên hệ hotline để được hỗ trợ nhé! 

Trên thực tế nên chọn phương pháp cấy ghép răng Implant vì phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn. Đây là phương pháp mới, hiện đại khắc phục được tất cả những khuyết điểm mà hai phương pháp trước đó để lại.

Xem thêm:

0842.295.777