Trang chủ » Dịch vụ bệnh lý » Sai lệch khớp cắn: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và giải pháp khắc phục!

Sai lệch khớp cắn: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và giải pháp khắc phục!

Sai lệch khớp cắn là một vấn đề răng miệng vô cùng phổ biến nhưng thường bị xem nhẹ và bỏ qua. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, sai lệch khớp cắn còn có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Nhận biết và hiểu rõ về sai lệch khớp cắn là bước đầu để bảo vệ nụ cười và sức khỏe răng miệng lâu dài. Trong bài viết này, Alisa sẽ giúp bạn giải quyết mọi thắc mắc về sai lệch khớp cắn.

Sai lệch khớp cắn là gì?

Khớp cắn là sự tương quan giữa hai hàm và răng trên – dưới, bao gồm cả tỉ lệ cân xứng và diện tích tiếp xúc của răng trong trạng thái nghỉ và khi ăn nhai. Để được coi là khớp cắn chuẩn, hàm răng cần đạt tiêu chuẩn cân đối và đều đẹp giữa hai hàm, giúp hỗ trợ chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt.

sai lệch khớp cắn là gì

Lệch khớp cắn là tình trạng khi răng hàm trên và hàm dưới không cắn khít với nhau, hoặc các răng trên cung hàm mọc lệch lạc, không thẳng hàng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, đồng thời làm khó khăn trong việc ăn nhai và phát âm, cần được điều chỉnh để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Các loại sai lệch khớp cắn

Khớp cắn ngược (răng móm) là một dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng xảy ra khi xương hàm dưới phát triển quá mức, đưa ra ngoài quá nhiều, trong khi xương hàm trên lại phát triển ngắn hơn và cụp vào trong. Kết quả là, môi dưới sẽ nhô ra đáng kể so với môi trên, và trong những trường hợp nặng, cằm cũng có thể chìa ra ngoài rõ rệt. Tình trạng này không chỉ làm cho khuôn mặt mất cân đối mà còn gây khó khăn trong các hoạt động như ăn nhai và phát âm, đồng thời có thể dẫn đến các vấn đề về cử động của hàm, như đau hàm hoặc khó khăn trong việc mở rộng miệng.

sai lệch khớp cắn ngược

Khớp cắn sâu xảy ra khi hàm dưới bị khuất sâu bên trong hàm trên, thường do sự mất cân đối giữa hai hàm. Khi nhìn nghiêng, hàm dưới có thể bị che lấp phần lớn bởi hàm trên, tạo ra vẻ ngoài giống như bị vẩu. Điều này ảnh hưởng đến chức năng nhai, khiến thức ăn khó được nghiền nát hiệu quả và có thể dẫn đến sự không thoải mái hoặc đau đớn trong khi ăn. Ngoài ra, khớp cắn sâu cũng có thể gây mòn răng nhanh chóng và vấn đề về khớp thái dương hàm.

sai lệch khớp cắn sâu

Khớp cắn chéo không dễ dàng nhận ra khi nhìn từ bên ngoài, nhưng rõ ràng hơn khi người bệnh cười. Dạng sai lệch này xảy ra khi các răng trên và dưới không ăn khớp đúng cách, dẫn đến sự xô lệch và không đều giữa các răng. Dù các răng và các kẽ răng có vẻ cân đối khi nhìn trực diện, khớp cắn chéo làm cho các răng có xu hướng bị xô lệch, không theo trật tự, gây ra sự không đều trong khớp cắn. Điều này có thể gây khó khăn trong việc nhai thức ăn và tạo ra sự bất tiện trong giao tiếp.

sai lệch khớp cắn chéo

Khớp cắn hở là một dạng sai lệch khớp cắn khi các răng cửa trên và dưới không chạm nhau khi khép miệng, tạo ra một khoảng hở. Tình trạng này có thể làm lộ lưỡi ngay cả khi răng đang ở trạng thái nghỉ bình thường. Khớp cắn hở ảnh hưởng lớn đến cả thẩm mỹ và chức năng của hàm răng, vì nó khiến việc cắn và nhai thức ăn trở nên khó khăn và không hiệu quả. Ngoài ra, tình trạng này có thể gây ra sự bất tiện trong các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp.

sai lệch khớp cắn hở

Dấu hiệu lệch khớp cắn

  • Nhìn thấy liên kết giữa các răng, đặc biệt là khi cắn xuống có sự chênh lệch.
  • Thường xuyên bị cắn phải má trong hoặc lưỡi khi nhai hoặc nói chuyện.
  • Khó chịu khi nhai cắn thực phẩm, mỏi hàm khi ăn nhai.
  • Có vấn đề khi phát âm và nói chuyện khó khăn, không chuẩn.
  • Khó khăn khi ngậm miệng và khép kín 2 hàm, thậm chí thường xuyên thở bằng miệng thay vì mũi.

Nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: di truyền (chiếm đến 70%), mất răng sữa sớm, các thói quen như tật mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả lâu… kéo dài sẽ có xu hướng đẩy răng mọc không đúng vị trí ban đầu dẫn đến hiện tượng lệch khớp cắn.

Ảnh hưởng của sai lệch khớp cắn đến thẩm mỹ và sức khỏe

sai lệch khớp cắn ảnh hưởng như thế nào

Tâm lý và thẩm mỹ

Lệch khớp cắn có thể dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong hình dạng và chức năng của răng, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười và sự tự tin của người bị lệch. Nhiều người cảm thấy tự ti và có thể tránh cười hoặc giao tiếp vì lo lắng về vẻ ngoài của mình.

Khó khăn khi ăn nhai và phát âm

Sự lệch lạc khớp cắn có thể làm cho việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn, vì răng không khớp đúng cách, dẫn đến việc phân chia thực phẩm không hiệu quả. Điều này có thể gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau đớn trong quá trình ăn. Ngoài ra, các vấn đề với khớp cắn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm, đặc biệt là trong các trường hợp lệch khớp nặng như khớp cắn hở hoặc phanh lưỡi bám thấp.

Tăng nguy cơ chấn thương và bệnh lý răng miệng

Những người bị lệch khớp cắn có thể dễ gặp chấn thương, đặc biệt là nếu răng cửa trên bị vẩu. Điều này có thể dẫn đến việc gãy răng hoặc tổn thương tủy. Ngoài ra, lệch khớp cắn cũng làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, dẫn đến nguy cơ cao hơn về sâu răng và các bệnh nha chu do việc làm sạch răng không hiệu quả.

Giải pháp khắc phục sai lệch khớp cắn

Chỉnh răng lệch bằng niềng răng tháo lắp kim loại

sai lệch khớp cắn ảnh hưởng như thế nào

Đối với trẻ em, niềng răng tháo lắp kim loại là một phương pháp phổ biến, đặc biệt khi cơ hàm còn đang phát triển. Phương pháp này bao gồm hai phần chính:

  • Khung kim loại gắn liền: Gắn cố định vào hàm để giúp điều chỉnh vị trí của răng.
  • Vòm miệng bằng nhựa: Được thiết kế để hỗ trợ sự điều chỉnh của răng.

Phương pháp này giúp các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và hướng. Đối với người lớn, phương pháp niềng răng tháo lắp kim loại thường chỉ hiệu quả với lệch khớp cắn nhẹ. Đối với lệch khớp cắn nghiêm trọng hơn, cần sử dụng niềng răng cố định.

Niềng răng mắc cài cố định

sai lệch khớp cắn khắc phục như thế nào

Niềng răng mắc cài cố định là phương pháp phổ biến cho cả trẻ em và người lớn, sử dụng các mắc cài và dây cung để điều chỉnh từ từ vị trí của răng. Đây là phương pháp hiệu quả cho các trường hợp lệch khớp cắn từ nhẹ đến vừa phải. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thời gian điều trị khá lâu, từ 18-24 tháng, và bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc vệ sinh răng miệng cũng như tránh va chạm trong thời gian niềng.

Phẫu thuật hàm

Phẫu thuật hàm có thể được chỉ định cho những trường hợp lệch khớp cắn nặng, đặc biệt là khi các phương pháp chỉnh nha không đủ để khắc phục hoàn toàn vấn đề. Phẫu thuật hàm thường được thực hiện ở người trưởng thành sau khi cấu trúc răng đã ổn định. Phương pháp này giúp điều chỉnh cấu trúc xương hàm và răng để cải thiện khớp cắn và giải quyết dứt điểm các vấn đề về hàm.

Nên điều trị sai lệch khớp cắn ở độ tuổi nào?

Theo khuyến cáo của bác sĩ, độ tuổi lý tưởng để điều trị lệch khớp cắn là từ 10–15 tuổi, khi trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Vào thời điểm này, răng và xương hàm còn mềm và đang trong quá trình phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc can thiệp và điều chỉnh. Điều trị ở độ tuổi này không chỉ dễ dàng và ít đau đớn hơn mà còn tiết kiệm thời gian, đồng thời giúp tránh việc cần phải tái điều trị khi trưởng thành. Phát hiện và điều trị sớm không chỉ cải thiện chức năng ăn nhai và phát âm mà còn nâng cao thẩm mỹ và tự tin của trẻ.

Duy trì khớp cắn chuẩn

sai lệch khớp cắn khắc phục như thế nào

Điều chỉnh các thói quen xấu

Điều chỉnh hoặc loại bỏ các thói quen xấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi, hoặc cắn bút là cách hiệu quả để phòng ngừa sai khớp cắn. Đặc biệt, việc giáo dục và hướng dẫn trẻ em từ nhỏ về tầm quan trọng của khớp cắn đúng sẽ giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề này khi trưởng thành.

Duy trì vệ sinh răng miệng tốt

Duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ khớp cắn chuẩn. Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sẽ giúp giữ cho răng và nướu luôn khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mất răng và các vấn đề về khớp cắn.

Kiểm tra định kỳ

Để duy trì khớp cắn chuẩn, việc kiểm tra răng miệng định kỳ là rất quan trọng. Bác sĩ nha khoa sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu sai khớp cắn và đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời. Kiểm tra định kỳ cũng giúp bảo vệ răng miệng khỏi các bệnh lý và giữ cho hàm răng luôn khỏe mạnh.

Niềng răng khắc phục lệch khớp cắn với quy chuẩn 5 Safe tại Nha khoa Alisa

Niềng răng là kỹ thuật khá phức tạp đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao mới có thể thực hiện được. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt nhất cần phải lựa chọn địa chỉ an toàn, uy tín.

Nha khoa Alisa tự tin là địa chỉ niềng răng an toàn và chất lượng. Với phương châm đặt sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu. Tại Nha khoa Alisa chúng tôi áp dụng quy chuẩn niềng răng 5 Safe giúp khách hàng an tâm khi thực hiện dịch vụ. Cũng như đạt hiệu quả cao nhất.

Quy chuẩn 5 Safe tại Nha khoa Alisa

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt Đại học Y Hà Nội. Và các trường Đại học tại Hoa Kỳ. Đã thực hiện thành công nhiều ca niềng răng khó giúp khách hàng tìm lại nụ cười tự tin.
  • An toàn về quy trình điều trị, luôn theo sát bệnh nhân trong suốt thời gian niềng răng. Đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch.
  • Mức giá niềng răng hợp lý, phải chăng phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Không có bất cứ chi phí phát sinh nào trong quá trình điều trị và có nhiều hình thức thanh toán.
  • Vật liệu niềng răng chính hãng, máy móc hiện đại, đảm bảo chất lượng. Dụng cụ đều được đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, chế độ chăm sóc và bảo hành sau niềng cho khách hàng được chú trọng. Luôn sẵn sàng hỗ trợ trả lời mọi câu hỏi của bệnh nhân khi cần thiết.

Mọi thông tin cần biết về niềng răng mắc cài đã được nêu ở trên, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về dịch vụ trong quá trình điều trị, bạn có thể tới trực tiếp Nha khoa Quốc tế Alisa để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.

Thông tin liên hệ

Hotline: 0243.371.7777 – Niềng răng thẩm mỹ an toàn uy tín Hà Nội

Fanpage: https://www.facebook.com/AlisaDental

Tư vấn trực tiếp từ Bác sĩ: https://zalo.me/4440649491286873369

Địa chỉ: Số 33 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội.

0842.295.777