Trang chủ » Kiến thức nha khoa » Về Implant » Những trường hợp phải ghép xương khi cấy Implant

Những trường hợp phải ghép xương khi cấy Implant

Ghép xương khi cấy Implant là kỹ thuật nhằm bổ sung, tái tạo phần xương hàm đã tiêu đi. Mục đích để tăng thể tích xương hàm đủ điều kiện để tích hợp với xương. Và nâng đỡ trụ Implant nhằm mang lại sự ổn định và thành công lâu dài của ca cấy ghép. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp khi trồng răng Implant đều phải ghép xương nhân tạo.

Tùy theo từng đối tượng khác nhau, sau khi bác sĩ thăm khám sẽ đưa ra quyết định. Những trường hợp phải ghép xương khi trồng răng Implant được chi làm hai đối tượng chính như sau:

Những trường hợp phải ghép xương nhân tạo khi cấy Implant

Đối tượng chỉ định 

  • Xương hàm quá mỏng hoặc còn quá thấp
  • Xương hàm bị tiêu nhiều do mất răng đã lâu

Đối tượng chống chỉ định 

  • Người mắc bệnh toàn thân như: bệnh tiểu đường không kiểm soát, bệnh tim mạch có sử dụng thuốc chống đông, người huyết áp quá cao chưa được điều trị ổn định, rối loạn đông máu … 
  • Người đang xạ trị liên quan đến vùng đầu mặt cổ trong vòng 6 tháng gần nhất.
  • Người có tình trạng viêm nhiễm trong miệng chưa được kiểm soát.
  • Người nghiện chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…

Tại sao phải ghép xương nhân tạo cho đối tượng chống chỉ định

Ghép xương khi trồng răng Implant là kỹ thuật hỗ trợ giữ vững trụ Implant trong xương hàm. Phương pháp này sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện khi xương hàm của người mất răng bị tiêu nhiều không đủ khả năng chịu lực lâu dài cho răng lắp sau này. Nếu để viêm nhiễm kéo dài hoặc mất răng quá lâu dẫn tới tiêu nhiều xương. Dẫn đến hệ quả là không đủ xương để đảm bảo một ca cấy ghép thành công. Trường hợp này Bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương cho bệnh nhân.

Đối với những trường hợp ghép thêm xương thì thời gian chuyển hóa từ xương ghép thành xương thật sẽ kéo dài hơn (6 tháng so với 3 tháng). Hầu hết các trường hợp khách hàng thiếu ít xương thì có thể thực hiện cấy ghép tức thì.

Nguyên nhân tiêu xương có thể được giải thích như sau:

  • Xương bị tiêu do các bệnh lý trước đó của răng. Đặc biệt là răng có tình trạng viêm đi viêm lại nhiều lần như viêm lợi, viêm quanh răng…
  • Do sang chấn xương ổ răng trong quá trình nhổ răng. Hoặc không lấy đi hết tổ chức viêm dẫn đến tình trạng tiêu xương.
  • Mất răng để lâu ngày, xương vùng mất răng không được thực hiện chức năng mà tạo hóa ban cho. Dẫn tới tình trạng tiêu xương.

Ghép xương trong cấy ghép Implant có 4 loại chính. Tùy vào từng đối tượng và trường hợp khác nhau sẽ sử dụng loại xương ghép phù hợp để cấy ghép. Hầu hết các trường hợp ghép xương được thực hiện trong buổi cấy ghép Implant. Nhằm hạn chế tối đa số lần phẫu thuật. Một số ít trường hợp thiếu quá nhiều xương, phải ghép xương Block. Cô chú và các bạn nên thực hiện tại bệnh viện uy tín.

Ghép xương khi cấy ghép Implant
Ghép xương khi trồng răng Implant

Một số lưu ý khi ghép xương 

Trước khi ghép xương

  • Trước khi cấy ghép khoảng 10 ngày và sau khi cấy ghép khoảng 3 tuần, bạn sẽ không nên sử dụng chất kích thích. Đặc biệt là thuốc lá vì trong thuốc lá chứa Nicotin gây co mạch và tắc mạch gây thiếu máu cục bộ gây ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của ca cấy ghép,…
  • Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp cao chưa được điều trị ổn định cần điều trị ổn định. Bệnh nhân dùng thuốc chống đông cần hội chẩn Bác sĩ chuyên khoa tim mạch dừng thuốc chống đông khoảng 7 – 10 ngày trước khi cấy ghép.
  • Nếu bạn mắc bất kỳ bệnh lý gì về răng miệng thì bạn được điều trị dứt điểm trước khi tiến hành trồng răng Implant.

Sau khi ghép xương

  • Để hạn chế và tránh nhiễm trùng thì bạn sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tình trạng sưng và đau và rỉ máu là những hiện tượng sinh lí có thể gặp sau khi cấy ghép. Cô chú và các bạn có thể chườm theo hướng dẫn của Bác sĩ. Đồng thời sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
  • Vệ sinh răng miệng cần phải thường xuyên và đúng cách. Cô chú và các bạn có thể sử dụng dung dịch nước súc miệng theo hướng dẫn để tránh viêm nhiễm. Gây ảnh hưởng đến kết quả.
  • Không dùng lưỡi, vật nhọn hoặc bất kỳ vật nào chọc hoặc tác động vào vùng  cấy ghép.
  • Hạn chế vận động mạnh để tránh ảnh hưởng hoặc làm tổn thương vùng cấy ghép.
  • Nên có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để phục hồi sức khỏe nhanh đảm bảo đủ dinh dưỡng. Có thể bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin. Đặc biệt là Vitamin C giúp tăng cường đề kháng và thúc đẩy quá trình lành thương.
  • Không hút thuốc hoặc sử dụng rượu bia ít nhất 3 tuần sau khi  cấy ghép.

Ưu điểm của phương pháp ghép xương nhân tạo

  • Ghép xương giúp tăng thể tích xương hàm giúp người bị mất răng lâu năm bị tiêu xương lấy lại khả năng trồng răng Implant.
  • Ghép xương giúp cho trụ bám chắc với xương hàm, khôi phục khả năng ăn nhai tốt và lâu dài cho người mất răng.
  • Tái tạo cấu trúc xương hàm, bảo tồn xương và răng thật tối đa.
  • Nhờ vào lực nhai tác động vào xương hàm, kích thích sản sinh lượng xương mới giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương.
  • Xương hàm và răng được lấy lại giúp cho hàm răng đầy đủ, hoàn chỉnh thể thống nhất giúp giữ được sự tươi trẻ cho khuôn mặt.

Ghép xương khi cấy Implant là kỹ thuật khó, phức tạp phải có chuyên môn cao. Để biết chính xác tình trạng của mình có phải ghép xương không hoặc ghép loại tốt nhất bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn. 

Xem ngay: Dịch vụ trồng răng Implant giá ưu đã chỉ từ 3.900.000 vnđ

Thông tin liên hệ 

Fanpage: https://www.facebook.com/AlisaDental

Hotline: 024.3371.7777

Địa chỉ: Số 33 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

Các bài viết liên quan 

Mất răng cửa khắc phục như thế nào để không bị lộ?

Mất răng số 6 ảnh hưởng như thế nào? Cách khắc phục hiện nay

0842.295.777