Trang chủ » Kiến thức nha khoa » Về niềng răng » Các lưu ý khi niềng răng

Các lưu ý khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha an toàn, hiệu quả và được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất cần biết các lưu ý khi niềng răng. Phương pháp này có thể khắc phục được các tình trạng răng như: răng hô (vẩu), răng thưa, răng khấp khểnh,… Bên cạnh đó là nắn chỉnh lại khớp cắn lệch do các vấn đề về răng nêu trên gây ra. Việc khớp cắn lệch dẫn đến thức ăn không được răng nghiền nát trước khi xuống dạ dày, dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa. Không những thế, sau khi niềng răng, răng đều và thẳng hàng sẽ giúp việc vệ sinh răng miệng hàng ngày đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì thế, niềng răng không chỉ là để khắc phục nhược điểm về mặt thẩm mỹ mà còn là để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Dưới đây là những lưu ý để việc niềng răng đạt được hiệu quả tốt nhất

Chế độ ăn uống

Bạn vẫn cần giữ một chế độ ăn uống đa dạng, nhiều nguồn dinh dưỡng, tuy nhiên, cần tránh các thực phẩm quá cứng hoặc quá dai. Đồ ngọt cũng cần được hạn chế để tránh các bệnh về răng miệng. Thức ăn không được quá lạnh hay quá nóng vì có thể gây kích ứng với răng làm ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển răng đến vị trí mong muốn. Bạn nên cắt nhỏ thức ăn để tránh việc phải xé bằng răng cũng như chọn các món ăn mềm, dạng nước để tránh tác động đến bộ dụng cụ niềng răng.

Vệ sinh, chăm sóc răng miệng

Niềng răng có hiệu quả và an toàn hay không phụ thuộc phần lớn vào việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày của bạn. Vì thức ăn thường bám lại trên kẽ răng hoặc có thể bám lại trên bộ mắc cài và dây cung nên bạn cần lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn uống xong. Thực hiện việc đánh răng bằng bàn chải đánh răng 2,3 lần/1 ngày, cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương lên răng. Bên cạnh đó, cần kết hợp thêm súc miệng bằng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Vệ sinh mắc cài, dây cung bằng cách sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa,… Hãy giữ cho răng miệng cũng như bộ dụng cụ niềng răng của mình luôn sạch sẽ.  

Trường hợp khi bộ dụng cụ niềng răng của bạn bị tuột hoặc nứt vỡ

Sau một thời gian niềng răng, khi răng có sự dịch chuyển sẽ khiến các dây thun buộc mắc cài bị lỏng, dẫn đến bung tuột. Đây là vấn đề thường gặp khi niềng răng. Hoặc khi ăn, nhai thức ăn không phù hợp, bị tác động lực từ bên ngoài thì các mắc cài có thể bị nứt, vỡ. Khi các vấn đề này xảy ra, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa phụ trách niềng răng của mình để nối lại dây cung hoặc thay mắc cài. 

Hoạt động thể thao

Bạn cần duy trì hoạt động thể thao để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, cần chú ý chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp, tránh va đập mạnh làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Để bộ dụng cụ niềng răng của bạn được hoạt động tốt khi bạn chơi thể thao hoặc những nhạc cụ hơi, hãy đeo hàm bảo vệ.

Thói quen làm ảnh hưởng đến hiệu quả của niềng răng

Vì quá trình niềng răng diễn ra trong một thời gian dài, nên cần hạn chế những thói quen xấu sau để niềng răng đạt được hiệu quả như mong muốn

Đẩy mắc cài bằng lưỡi

Khoảng thời gian ban đầu, niềng răng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu trong miệng. Tuy nhiên, đừng đẩy mắc cài bằng lưỡi vì việc này gây tổn thương không chỉ cho lưỡi mà còn làm ảnh hưởng đến bộ mắc cài.

Chạm vào mắc cài

Vì mắc cài đã được các bác sĩ sử dụng dây thun để cố định nhằm di chuyển răng bị lệch. Nên cần tránh việc dùng tay chạm vào mắc cài để đảm bảo vệ sinh răng miệng và chất lượng của mắc cài.

Hút thuốc, sử dụng chất kích thích: Thuốc lá, bia , rượu hay thậm chí các thức uống có màu như nước chè, cafe đều làm ảnh hưởng đến bộ mắc cài, dây cung, bên cạnh đó là khiến răng xỉn màu, ố vàng vàng.

Cắn móng tay, cắn bút

Các thói quen này có thể làm rơi mắc cài, bung tuột dây thun, làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

Tái khám đúng hẹn

Có nhiều người không tái khám hoặc chỉ khám khi có vấn đề răng miệng do thấy việc tái khám là không quan trọng. Tuy nhiên, tái khám là để kiểm tra tình trạng răng sau khoảng thời gian niềng, đánh giá độ ổn định của bộ dụng cụ niềng răng và siết dây cung định kỳ. Siết dây cung định kỳ theo chỉ định của bác sĩ giúp tối ưu hóa kết quả của quá trình niềng răng.

Đeo hàm duy trì

Đeo hàm duy trì là bước cuối cùng để bạn có được hàm răng như mong muốn. Sau khoảng thời gian niềng răng, về cơ bản thì các răng đã được dịch chuyển về đúng vị trí nhưng chưa có liên kết chắc chắn dẫn đến việc răng dễ bị lệch khỏi vị trí mới. Việc đeo  hàm duy trì là để cố định và duy trì hàm răng mới.

Thông tin liên hệ

Xem thêm: Niềng răng cầu giấy

Bác sĩ Lê Nho Chuyên

Giám đốc chuyên môn nha khoa Quốc tế Alisa.

Người trực tiếp thực hiện hơn 5.000 ca cấy ghép Implant thành công, kiến tạo nụ cười mới cho hàng ngàn khách hàng trong nước và quốc tế. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, bác sĩ Chuyên hiểu rằng: “Y đức cao nhất của người bác sĩ là không ngừng học hỏi nâng cao y thuật, mang lại nụ cười khỏe đẹp đến khách hàng”.

0842.295.777