Trang chủ » Kiến thức nha khoa » Về niềng răng » Đeo hàm duy trì bao lâu? Liệu có phải đeo hàm duy trì cả đời không?

Đeo hàm duy trì bao lâu? Liệu có phải đeo hàm duy trì cả đời không?

Có phải đeo hàm duy trì cả đời không? Câu trả lời là: Thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào mức độ lệch lạc của răng ban đầu, vấn đề khớp cắn, tuổi tác, sức khỏe xương và nướu.

1. Hàm duy trì sau niềng răng là gì?

Hàm duy trì là một khí cụ mà người niềng răng cần sử dụng sau khi quá trình chỉnh nha (đã tháo mắc cài và dây cung). Hàm duy trì giúp cho răng ổn định nhanh chóng hơn và đảm bảo hiệu quả của việc niềng răng.

có phải đeo hàm duy trì cả đời không

Hàm duy trì hiện nay thường có 2 dạng cố định và tháo lắp:

  • Hàm duy trì cố định được gắn vào mặt trong của răng bằng dây kim loại hoặc composite. Loại hàm này duy trì cố định ở răng trong suốt thời gian bác sĩ chỉ định đeo và không tự tháo ra. 
  • Còn hàm duy trì tháo lắp là loại có dạng khay nhựa trong suốt hoặc dây cung kim loại. Loại hàm này thì có thể tháo ra để vệ sinh hàng ngày.

2. Tại sao bạn cần phải đeo hàm duy trì?

Răng chúng ta đặt trong xương hàm, xung quanh là dây chằng nha chu. Các dây chằng nha chu này có “một kí ức” giống như “ký ức cơ bắp”. Sau khi tháo mắc cài, răng sẽ cần 1 khoảng thời gian nhất định để mô nướu và mô nha chu điều chỉnh lại cấu trúc. Nếu bạn không đeo hàm duy trì, dây chằng nha chu có thể khiến răng trở về vị trí ban đầu. 

Sau quá trình niềng răng, xương hàm và răng sẽ trở nên nhạy cảm và yếu hơn, vì chúng phải chịu lực siết trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, răng và khớp của chúng ta cũng phải hoạt động nhiều hơn trong quá trình ăn uống. Những yếu tố này cũng có thể khiến răng trở lại vị trí ban đầu nếu không sử dụng hàm duy trì theo chỉ định. 

Vì thế đây là 1 việc quan trọng và cần thiết trong việc niềng răng. Có thể nói, đeo hàm duy trì là bước cuối cùng trong hành trình để có một hàm răng đẹp.

3. Vậy ta có phải đeo hàm duy trì cả đời không?

Câu trả lời là: Thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào mức độ lệch lạc của răng ban đầu, vấn đề khớp cắn, tuổi tác, sức khỏe xương và nướu… Tuy nhiên, trường hợp phải đeo hàm duy trì cả đời là rất hiếm. Chỉ cần đeo hàm duy trì cho đến khi chân răng đã chắc trong xương hàm và nướu lợi ổn định.

Thời gian tối thiểu cần đeo hàm duy trì:

Từ 1–3 tháng đối với những trường hợp có răng – hàm và nướu chắc khỏe.

Và thời gian 6-12 tháng được áp dụng cho những trường hợp có phần răng – nướu và hàm yếu.

Thời gian vài năm đối với trường hợp là trẻ em. Vì răng hàm và xương hàm của các em còn phát triển nên nếu không được duy trì thì nguy cơ tái phát răng chạy về vị trí cũ là khá cao. Do vậy các em sẽ cần phải đeo hàm duy trì đến khi trưởng thành. 

Trường hợp phải đeo hàm duy trì cả đời: Trường hợp này rất hiếm xảy ra (chỉ chiếm từ 1 – 2%). Những trường hợp phải đeo hàm duy trì suốt đời chủ yếu là do phần răng và xương hàm quá yếu. Nếu không sử dụng hàm duy trì thì răng có thể dịch chuyển về vị trí cũ. Để tránh trường hợp này xảy ra với bản thân, người niềng răng có thể giảm xác suất gặp phải bằng cách: Niềng răng ở đơn vị nha khoa uy tín chuyên nghiệp, chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp với cơ địa của bản thân, vệ sinh răng miệng cẩn thận trong thời gian niềng răng,…

Bệnh nhân sẽ biết được cần phải đeo hàm duy trì trong bao lâu sau khi thăm khám và kiểm tra tình trạng răng. Tùy vào từng trường hợp tình trạng răng của bệnh nhân bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp. Chỉ cần đeo hàm theo đúng thời gian chỉ định, đảm bảo bạn sẽ thu lại được kết quả như mong muốn.

4. Lưu ý khi đeo hàm duy trì:

Việc chúng ta chủ quan có thể dẫn đến kéo dài thời gian đeo hàm duy trì. Để đảm bảo kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Đeo liên tục trong thời gian đầu tiên theo đúng chỉ định của bác sĩ. Hạn chế hoàn toàn việc tháo hàm ra và quên không đeo lại. 
  • Vệ sinh hàm duy trì: Rửa sạch bằng nước lạnh, dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng để loại bỏ toàn bộ cặn bẩn, vụn thức ăn còn bám trên hàm. Lưu ý là không vệ sinh hàm bằng nước nóng để tránh làm hàm nhựa bị biến dạng. 
  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong quá trình sử dụng hàm duy trì để phòng ngừa hiệu quả các bệnh về răng miệng, đặc biệt là bệnh sâu răng.
  • Khi ăn, nhai và tham gia một số hoạt động thể thao dưới nước, cần tháo hàm duy trì và cất trong hộp chuyên dụng. 
  • Bạn cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra và xử trí kịp thời nếu có vấn đề bất thường phát sinh. 

5. Thông tin liên hệ

Nha khoa Alisa – Niềng răng Cầu Giấy

Bài viết trên là toàn bộ lời giải đáp cho thắc mắc “Đeo hàm duy trì bao lâu”. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Để quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi, bạn nên chọn cho mình địa chỉ nha khoa có uy tín lâu năm cùng đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị máy móc hỗ trợ hiện đại.

0842.295.777