Trang chủ » Kiến thức nha khoa » Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha theo phác đồ điều trị, cần thời gian và được chia làm nhiều giai đoạn. Thời gian đầu làm quen với niềng răng, có thể bạn sẽ ngại ngùng hoặc tự ti với vẻ bề ngoài mới của mình. Vậy, đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng? Cùng tìm hiểu giai đoạn xấu nhất khi niềng là khi nào qua bài viết dưới đây: 

Tìm hiểu về niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp khắc phục tình trạng răng hô, móm, vẩu, răng mọc lệch, mọc khấp khểnh, bên cạnh đó là các tình trạng lệch khớp cắn, khớp cắn sâu,… Phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa như: mắc cài, dây cung, dây thun hoặc khay niềng để tạo lực giúp dịch chuyển răng đến đúng vị trí mong muốn.

niềng răng

Niềng răng có mấy giai đoạn?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha kéo dài từ 12-36 tháng, được chia làm 5 giai đoạn:

Giai đoạn tiền chỉnh nha:

Trước khi tiến hành niềng, bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám tổng quát, chụp X-quang và lấy dấu mẫu hàm… để xác định được tình trạng răng. Từ đó, đưa ra những tư vấn dành cho bạn để lựa chọn được phương pháp niềng phù hợp nhất. Sau khi đã chọn được, bác sĩ sẽ tiến hành gắn hệ thống mắc cài, dây cung lên mặt trước của răng. Việc này nhằm mục đích làm giãn các dây chằng xung quanh răng. Các khí cụ này sẽ được gắn cố định lên răng xuyên suốt quá trình niềng răng. Cuối cùng, bác sĩ phụ trách của bạn có thể sẽ tiến hành đặt thun tách kẽ để tạo điểm tựa hoặc dây cung kéo răng về sau.

giai đoạn niềng răng

Giai đoạn dàn đều răng:

Đây là giai đoạn chính thức đầu tiên trong quá trình dịch chuyển răng đến vị trí mong muốn. Ở bước này, bác sĩ sẽ thay dây cung có kích thước lớn hơn để xoay trục răng và làm phẳng đều cung răng.

Giai đoạn này thường sẽ kéo dài từ 2–4 tháng. Đối với một số trường hợp không có chỗ cho răng về đúng cung hàm, cần thực hiện nhổ hoặc cắt kẽ răng để lấy khoảng trống. 

Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng:

Đây là giai đoạn quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của răng sau khi niềng. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ thực hiện kéo răng nanh hoặc răng cửa trước để lấp đầy khoảng trống do răng số 4 để lại nhờ vào cơ chế trượt dây cung. Do vậy, đây được xem là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng. 

Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng đòi hỏi rất nhiều từ kỹ năng chuyên môn cũng như tay nghề của bác sĩ nha khoa. Vì nếu thực hiện không đúng có thể làm chân răng bật ra khỏi xương hàm.

Mặt khác, nếu bạn không được chỉ định nhổ răng để niềng thì chỉ cần thực hiện các thao tác nắn chỉnh răng mọc lệch và chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Giai đoạn chỉnh khớp cắn:

Quá trình kéo chỉnh răng về đúng vị trí có thể sẽ kéo theo khớp cắn bị lệch nhẹ. Chính vì thế, trong giai đoạn chỉnh khớp cắn, bác sĩ sẽ chỉnh khớp cắn của cả hai hàm trên và dưới sao cho đạt chuẩn tỷ lệ để giúp lực nhai phân bố đều hơn.

Giai đoạn cố định và tháo niềng:

Các bác sĩ sẽ tháo các mắc cài, dây cung hoặc khay niềng ra khỏi hàm răng của bạn. Tiếp theo, bạn sẽ được các bác sĩ vệ sinh răng kỹ càng và đánh bóng. Giai đoạn tháo niềng chưa phải là giai đoạn cuối cùng của quá trình niềng răng.

giai đoạn niềng răng

Giai đoạn đeo hàm duy trì:

Sau khi tháo niềng răng, bạn cần phải tiếp tục đeo hàm duy trì một thời gian. Điều này nhằm đảm bảo răng không dịch chuyển lại về vị trí cũ trước khi niềng. Trong khoảng thời gian đầu, bạn cần duy trì việc đeo hàm duy trì thường xuyên. Thời gian đeo sẽ được giảm dần theo chỉ định của bác sĩ. Đeo hàm duy trì trong bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: phương pháp niềng răng, tình trạng răng trước khi niềng… Bạn sẽ có được câu trả lời trong lần khám cuối cùng khi bạn tháo niềng răng.

hàm duy trì

Vậy, đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng?

Theo đa số những người đã niềng răng thì 3 tháng đầu chính là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng. Đây là khoảng thời gian đầu làm quen với việc đeo khí cụ trên răng. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái và tự nhiên khi nói chuyện hoặc gặp khó khăn trong quá trình ăn uống. 

Đặc biệt đối với những trường hợp niềng răng hô hoặc móm, những trường hợp cần phải nhổ răng sẽ dẫn đến khi cười bị lộ các khoảng trống giữa răng, gây mất thẩm mỹ khi giao tiếp. 

Vậy nên, bạn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để có thể kiên trì vượt qua giai đoạn xấu nhất khi niềng răng này. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chỉnh nha phụ trách để có phương án giải quyết phù hợp mà đảm bảo được tính thẩm mỹ.

Thông tin liên hệ

Nha khoa Alisa – Niềng răng Hà Nội an toàn hiệu quả

  • Hotline: 084.2295.777
  • Fanpage: https://www.facebook.com/AlisaDental
  • Địa chỉ: 33 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bác sĩ Lê Nho Chuyên

Giám đốc chuyên môn nha khoa Quốc tế Alisa.

Người trực tiếp thực hiện hơn 5.000 ca cấy ghép Implant thành công, kiến tạo nụ cười mới cho hàng ngàn khách hàng trong nước và quốc tế. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, bác sĩ Chuyên hiểu rằng: “Y đức cao nhất của người bác sĩ là không ngừng học hỏi nâng cao y thuật, mang lại nụ cười khỏe đẹp đến khách hàng”.

0842.295.777