Trang chủ » Kiến thức nha khoa » Về niềng răng » Niềng răng có tác dụng gì?

Niềng răng có tác dụng gì?

Niềng răng có tác dụng gì?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng (mắc cài, dây thun, khay niềng…) gắn cố định hoặc tháo lắp trên răng nhằm sắp xếp răng vào đúng vị trí. Đảm bảo lực kéo ổn định và trải đều trong quá trình niềng răng. Từ đó, 

niềng răng có tác dụng gì

Bên cạnh đó, niềng răng còn có rất nhiều tác dụng khác, cụ thể:

  • Niềng răng làm tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng cũng như tổng thể khuôn mặt của bạn. Nụ cười đó còn giúp cho gương mặt bạn trở tươi tắn, thu hút hơn. Từ đó giúp bạn tự tin hơn, không còn ngại ăn uống hay nói cười mà có thể thoải mái trước mặt mọi người.
  • Răng bị mọc lệch và không đúng vị trí khiến cho quá trình ăn nhai trở nên khó khăn, bất tiện khi nhai, cắn thức ăn. Nếu kéo dài tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến khớp cắn. Niềng răng dịch chuyển răng về đúng vị trí, đồng thời cân chỉnh lại khớp cắn giúp cải thiện được khả năng ăn nhai của răng. Mang lại cho bạn sự tự tin cũng như thoải mái hơn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
  • Niềng răng sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn. Sau khi niềng răng, bạn sẽ không còn phải ngại ăn uống hay nói cười mà có thể thoải mái trước mặt mọi người.
  • Niềng răng giúp cải thiện sức khỏe: Việc các thức ăn không được nhai nghiền kỹ trước khi xuống bụng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thậm chí có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Niềng răng giúp chỉnh răng và khớp cắn của bạn về đúng vị trí để thực hiện chức năng ăn nhai của chúng, đảm bảo thức ăn được nghiền nát trước khi đi xuống dưới.
  • Niềng răng hỗ trợ trực tiếp cho việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày của bạn. Trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày, một hàm răng với các răng đều đặn và chắc khỏe giúp bạn dễ dàng loại bỏ mảng bám và thức ăn dư thừa. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Việc niềng răng cũng sẽ tạo cho bạn 1 thói quen chăm sóc răng của mình cẩn thận hơn trước khi niềng.
  • Nếu bạn đang băn khoăn nên niềng răng cho con không, thì việc can thiệp ở giai đoạn thay răng sữa và xương hàm đang phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàm răng của bé sau này, khi trưởng thành sẽ được như mong muốn.
  • Phát âm bị phụ thuộc vào lưỡi, môi và răng. Răng đều và ở đúng vị trí thì việc phát âm sẽ rõ ràng và dễ nghe hơn. Vì thế mà niềng răng cũng có thể thay đổi được khả năng phát âm của bạn, giúp bạn dễ tiếp cận hơn đến những ngôn ngữ nước ngoài khác.

Nếu bạn thuộc trường hợp bị mất răng do tai nạn hoặc bẩm sinh

 

Bên cạnh những phương pháp trồng răng giả thì niềng răng cũng là 1 cách để lấp đầy khoảng trống răng mất để lại.

Ví dụ:

Mất răng số 7:

Có thể thực hiện niềng răng để kéo răng số 8 thay thế;

Mất răng số 6:

Có thể niềng răng để kéo răng số 7 và 8 ra trước nhằm đóng kín khoảng trống;

Mất răng số 4 hoặc 5:

Niềng răng kéo nhóm răng phía trước thay thế để giảm hô.

Vậy khi nào là độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phù hợp với mọi lứa tuổi, việc thực hiện phương pháp này cần trải qua quy trình thăm khám và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Có 3 nhóm tuổi chính được các chuyên gia hướng dẫn như sau:

Đối với trẻ từ 6 đến 11 tuổi

Đây là độ tuổi thay răng sữa sang răng vĩnh viễn và cơ hàm của bé đang phát triển. Vì thế, các bác sĩ thường cho bé sử dụng hàm trainer để hỗ trợ quá trình phát triển của răng. Hàm này được làm bằng nhựa cao su mềm, có tác dụng định hướng cho răng mọc thẳng và đúng vị trí. Tuy nhiên, cần lưu ý, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không khiến răng bé đẹp hoàn toàn được. 

niềng răng trẻ em Cầu Giấy

Độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi là khoảng thời gian tốt nhất để niềng răng.

Thường là 2 năm kể từ khi trẻ bắt đầu dậy thì. Cơ thể đang phát triển, các xương còn chưa cố định là điều kiện thuận lợi cho việc niềng răng trở nên dễ dàng hơn và không mất nhiều thời gian. Đồng thời, niềng răng trong giai đoạn này cũng tránh được các trường hợp như răng hô, răng vẩu, răng khấp khểnh khi răng của bé phát triển hoàn toàn. 

Từ 17 đến 30 tuổi, nếu bạn niềng răng trong độ tuổi này thì thời gian niềng sẽ ngắn hơn trẻ em (khoảng 12-24 tháng).

Tuy nhiên, do xương và răng đã phát triển gần như là hoàn thiện nên chúng không còn dễ uốn nắn nữa. Điều này dẫn đến thời gian niềng có thể kéo dài hơn so với thực hiện niềng răng ở những giai đoạn tuổi trước.

Đối với những trường hợp từ 30 tuổi trở lên mới thực hiện niềng răng

Việc niềng răng có thể trở nên khó khăn hơn nhưng với công nghệ tiên tiến như hiện này thì hiệu quả chắc chắn vẫn sẽ được đảm bảo. Một lưu ý cho những người trong độ tuổi này là cần phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng cũng như chính bản thân người niềng.

4. Thông tin liên hệ

Nha khoa Alisa – Niềng răng Cầu Giấy

Với những gì mà bài viết chia sẻ về chủ đề “Niềng răng có tác dụng gì”, Alisa mong rằng có thể giúp bạn hiểu kỹ hơn về niềng răng và đưa ra quyết định cho bản thân.

Bác sĩ Lê Nho Chuyên

Giám đốc chuyên môn nha khoa Quốc tế Alisa.

Người trực tiếp thực hiện hơn 5.000 ca cấy ghép Implant thành công, kiến tạo nụ cười mới cho hàng ngàn khách hàng trong nước và quốc tế. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, bác sĩ Chuyên hiểu rằng: “Y đức cao nhất của người bác sĩ là không ngừng học hỏi nâng cao y thuật, mang lại nụ cười khỏe đẹp đến khách hàng”.

0842.295.777